• /
  • Blog
  • /
  • Những lưu ý khi thiết kế phòng khám nhi
Thiết kế phòng khám Nhi

Những lưu ý khi thiết kế phòng khám nhi

Phòng khám Nhi là gì?

Phòng khám chuyên khoa Nhi hay còn gọi là phòng khám nhi, là phòng khám dành riêng cho đối tượng trẻ em. Được xây dựng tách biệt với khu khám của người lớn, phòng khám nhi thường giới hạn độ tuổi của khách hàng đến 16 tuổi.

Khoa Nhi là chuyên khoa cung cấp dịch vụ khám và điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên. Đội ngũ bác sĩ nhi khám và điều trị các vấn đề sức khỏe cụ thể, bệnh tật và rối loạn trong các giai đoạn trưởng thành và phát triển của trẻ.

Việc xây dựng và phát triển khoa Nhi hoặc phòng khám nhi góp phần giúp cho chuyện thăm khám và điều trị cho trẻ được hiệu quả hơn, giảm rủi ro lây nhiễm từ người lớn sang trẻ cũng như có không gian riêng cho các bệnh nhi, giúp các bé có thể thoải mái hơn và đỡ sợ hãi khi gặp bác sĩ.

Làm thế nào để xây dựng một không gian thật sinh động, rực rỡ mà vẫn hài hòa, iCOM Design sẽ gửi đến bạn những lưu ý quan trọng khi bắt tay vào xây dựng phòng khám nhé!

phòng khám nhi Không gian phòng khám nhi

Những hạng mục công việc cần biết trước khi thiết kế phòng khám nhi

Phân chia khu vực

Thiết kế phòng khám nhi hiện đại và chất lượng, chuyên nghiệp theo quy định của Bộ y tế thì phải có 3 khu vực chức năng chính: sảnh chờ, nhà vệ sinh cho bé, và khu vực khám của bác sĩ.

Đối với khoa Nhi có điều trị nội trú cho trẻ, việc phân chia khu vực cho các bé có bệnh lây nhiễm là vô cùng cần thiết.

Thực tế cho thấy, các phòng khám tư nhân với diện tích nhỏ thường không được chú trọng phân chia khu vực, dẫn đến tình trạng khi phòng khám phát triển, lượng khách đông, việc mở rộng hoặc trang trí lại sẽ khó khăn hơn. Chính vì thế, một bản thiết kế hoàn chỉnh sẽ giúp phòng khám khai thác hết được diện tích sử dụng, tạo sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng cũng như dễ dàng cho các bác sĩ khi có nhu cầu nâng cấp và mở rộng phòng khám.

Lựa chọn concept phù hợp với phòng khám nhi

Thiết kế phòng khám nhi ưu tiên các thiết kế dễ thương, nhiều màu sắc, hình ảnh đáng yêu. Tuy nhiên, phong cách nội thất là tập hợp các đường nét, màu sắc, hình khối với tỉ lệ mang đặc trưng của chất liệu. Ở một mức độ cao hơn, phong cách thiết kế được xem là ý tưởng cốt lõi giúp thể hiện tinh thần, thương hiệu của chủ quản lý, chính vì thế, chủ phòng khám cần một đội thiết kế chuyên nghiệp để tránh bố cục bị rối mắt cũng như tăng tính thẩm mỹ cho phòng khám.

thi công phòng khám nhi Cần Thơ Thi công phòng khám nhi Cần Thơ

Có kế hoạch cụ thể về ngân sách trước khi thi công

Trước khi thi bắt đầu làm, bạn nên tham khảo giá thi công thiết kế phòng khám nhi, hoặc các trang bị cần thiết. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp bạn chuẩn bị được nguồn lực tài chính, giúp dự án được hoàn thiện đúng. Đồng thời, cách này còn giúp bạn giảm được các chi phí phát sinh khác.

Đầu tiên cần phải xác định được hiện trọng của phòng khám bao gồm: tình trạng cơ sở vật chất hiện tại, diện tích mặt bằng phòng khám, số lượng ghế, kệ tủ, các loại máy móc sử dụng,…Các bản vẽ thiết kế 2D, 3D, bản vẽ kỹ thuật thực tế cũng góp phần giúp chủ phòng khám tính toán được chi phí để đầu tư nội thất và trang thiết bị cho phòng khám hoạt động sau này.

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín 

Tất cả những hạng mục trên đều yêu cầu một đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp. Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thi công phòng khám chuyên nghiệp sẽ giúp chủ quản lý có được thiết kế đẹp mắt, thi công chuẩn tiến độ, sản phẩm chất lượng và bảo hành rõ ràng. Một số tiêu chí trong chọn lực nhà cung cấp như:

  • Dịch vụ thi công trọn gói: dịch vụ trọn gói từ thiết kế đến thi công với quy trình làm việc chuẩn, chuyên nghiệp và linh hoạt giữa các khâu và bộ phận sẽ giảm thiểu tình trạng làm sai mẫu thiết kế hoặc trì hoãn tiến độ xây dựng.
  • Đội ngũ thiết kế am hiểu về chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các xu thế thiết kế mới và chăm chỉ cập nhật kiến thức ngành, nắm rõ yêu cầu và mục đích sử dụng của không gian từ đó tư vấn cho khách hàng những lựa chọn đúng nhất.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, phục vụ tận tâm: dịch vụ chuyên nghiệp và phục vụ tận tâm của đội ngũ nhân viên không chỉ đem lại những bản thiết kế chất lượng nhất, những sản phẩm nội thất đẹp mắt nhất mà còn cung cấp các chương trình bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng về lâu dài.

6 lưu ý khi thiết kế không gian phòng khám nhi 

Màu sắc rực rỡ, vui tươi, tạo cảm giác vui vẻ

Khi trang trí, nên ý tưởng thiết kế, bạn nên lựa chọn những màu sắc phù hợp, hoặc sự kết hợp khác nhau để đem lại cảm giác bắt mắt cho bé. Những màu sắc ưu tiên lựa chọn khi thiết kế đó là màu hồng, vàng, đỏ, xanh dương, xanh lá,..Đây là những màu được các bé rất yêu thích. Tránh những màu sắc tối và ảm đạm như đen, nâu, xám,..

Ánh sáng nên được trang bị cho toàn bộ cho toàn bộ không gian. Trẻ em thường sẽ bị thu hút tầm nhìn và sự thích thú bởi hệ thống chiếu sáng đa sắc như: ánh sáng cây xanh, ánh sáng đại dương, thiên văn,..

Nên có cách bày trí khác nhau để phân biệt khác khu phòng cũng như tạo sự tò mò, hứng khởi cho bé khi được tham quan và khai phá những điều mới mẻ.

Không gian phòng khám trẻ em Không gian phòng khám trẻ em

Không gian rộng rãi, khép kín, an toàn giúp phụ huynh yên tâm

Do đặc tính của trẻ em thích chạy nhảy, việc xây dựng một không gian khép kín, được lắp cửa và có người quan sát để đảm bảo các bé không bị lạc cũng như đảm bảo an toàn cho các bé

Đối với các bé, có không gian rộng rãi thoải mái chạy nhảy, vui đùa sẽ giúp các em bớt sợ hãi, lo lắng hay căng thẳng hơn. Nhờ đó mà quá trình khám bệnh cũng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

Phòng ốc, vật dụng, đồ chơi sạch sẽ

Trẻ em có sức đề kháng yếu, dễ lây nhiễm khi sử dụng chung các vật dụng, chính vì thế, phòng khám nên được vệ sinh định kỳ, các vật dụng, đồ chơi cần được sử dụng chất liệu dễ vệ sinh và được khử trùng thường xuyên để đảm bảo an toàn cho các bé  

Đảm bảo di chuyển thông thoáng

Hành lang giữa các phòng phải tuân theo quy định của sở y tế về thiết kế và xây dựng phòng khám, có chiều rộng ít nhất 2m để đảm bảo lưu thông và giữa các phòng.

Giữa các phòng nên được thiết kế dễ dễ quan sát, ưu tiên cửa kính giữa các phòng, giúp phụ huynh dễ dàng quan sát các bé cũng như tìm kiếm khu vực cần đến.

Việc phân chia khu vực rõ ràng các khu vực cũng sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc di chuyển, như phòng chờ nên được thiết kế gần phòng khám để phụ huynh dễ theo dõi lượt đến khám của bé, khu vui chơi là khu vực thiết kế riêng biệt để các vật dụng, đồ chơi của bé không ảnh hưởng đến việc di chuyển, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn, cấp cứu.

Hành lang phòng khám nhi

Vật liệu, nội thất được thiết kế tối ưu cho trẻ

Vật liệu thường được sử dụng trong phòng khám Nhi là các vật liệu mềm như nệm, bông, silicon… với thiết kế bo tròn, không góc cạnh, không quá giòn, dễ vỡ và cũng không quá cứng đảm bảo an toàn cho bé.

Trong các khu vực vui chơi, đồ chơi cần được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên, không sử dụng các món đồ chơi quá nhỏ, dễ làm trẻ hóc, nghẹn.

Công tác bảo dưỡng, bảo trì được dễ dàng

Để đảm bảo sử dụng về lâu dài, các vật liệu sử dụng trong thiết kế phòng khám nên ưu tiên vật dụng chất lượng cao, không quá nhiều chi tiết và chất liệu dễ tẩy rửa cùng một đơn vị thiết kế và thi công uy tín, có cam kết về lâu dài để hỗ trợ phòng khám trong việc thực hiện bảo dưỡng, bảo trì.

Trên đây là những gợi ý iCOM Design gửi đến quý  khách hàng để xây dựng không gian cho khu vực chăm sóc sức khỏe trẻ em. Để được tư vấn chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ iCOM để được tư vấn bởi đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp.

 

Nội dung

6 gợi ý khi bố trí không gian chăm sóc sức khỏe

Bố trí không gian chăm sóc sức khỏe cần tuân thủ những quy tắc trong thiết kế bệnh viện, phòng khám. Không chỉ ở chất lượng dịch vụ, chuyên môn, niềm...
Quầy lễ tân Đa Khoa

Xây dựng hình ảnh, thương hiệu bệnh viện, phòng khám từ không gian nội thất

Thương hiệu bệnh viện đang ngày càng được nâng cao theo xu hướng phát triển của ngành y tế, với sự xuất hiện của các bệnh viện tư nhân, không...
Không gian vui chơi trẻ em bệnh viện

Không gian tâm linh, vui chơi, giải trí trong bệnh viện – liệu có cần thiết?

4 không gian phụ nhưng không thừa trong bệnh việnCác không gian phục vụ cho việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được xem là các khu vực...

Xây dựng không gian VIP bệnh viện phục vụ khách hàng cao cấp

Tại sao lại cần có không gian VIP bệnh viện? Không gian VIP bệnh viện được phát triển để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt...