• /
  • Blog
  • /
  • Không gian tâm linh, vui chơi, giải trí trong bệnh viện – liệu có cần thiết?
Không gian vui chơi trẻ em bệnh viện

Không gian tâm linh, vui chơi, giải trí trong bệnh viện – liệu có cần thiết?

4 không gian phụ nhưng không thừa trong bệnh viện

Các không gian phục vụ cho việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được xem là các khu vực chính của bệnh viện. Các khu vực này thường được xây dựng và thiết kế đúng chuẩn để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh. Theo sự phát triển của thời đại, nhu cầu của bệnh nhân ngày càng được nâng cao, các bệnh viện ngày càng đầu tư các không gian phụ, một số không gian phụ đang có trong các bệnh viện phải kể đến như không gian tâm linh phục vụ cho nhu cầu về tín ngưỡng, mong cầu điều bình an của người bệnh; khu vực căn tin, quán cà phê phục vụ cho nhu cầu ăn uống, khu vực nhà nghỉ với tiện nghi dành cho thân nhân có nhu cầu lưu trú qua đêm; khu tiện ích bao gồm các khu vực công viên, siêu thị, khu vui chơi trẻ em.

Góc tâm linh – liều thuốc tâm lý cho người bệnh 

Tín ngưỡng là một hình thức văn hóa tinh thần của con người và có truyền thống lâu đời. Tôn giáo, tín ngưỡng là điểm tựa tinh thần cho mỗi người và là nơi đặt niềm tin để tạo ra phép màu. Vì lẽ đó, trong nhiều khuôn viên bệnh viện vẫn có những góc nhỏ được dựng tượng, ảnh các tôn giáo khác nhau. Mỗi một tôn giáo lại tìm đến bàn thờ hay tượng ảnh của đạo mình nguyện cầu những điều tốt đẹp.

Góc tâm linh hay còn gọi là khu thờ thường sẽ là nơi thờ cúng các vị phật, thần hoặc chúa. Không như các chùa, đền hoặc nhà thờ, góc tâm linh trong bệnh viện thường có diện tích nhỏ, chỉ thờ tượng hoặc ảnh của một vài vị thần, phật hoặc chúa. Tuy chiếm diện tích nhỏ, góc tâm linh vẫn có được sự chăm chút không chỉ từ phía bệnh viện mà còn từ phía bệnh nhân và thân nhân và là một phần quan trọng của không gian bệnh viện.

góc tâm linh tại bệnh viện Chợ Rẫy Góc tâm linh tại bệnh viện Chợ Rẫy

Khu vực ăn uống

Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Đặc biệt là người bệnh với khẩu vị thay đổi và đối mặt với những vấn đề về tiêu hóa. Một khu vực ăn uống thoải mái, sạch sẽ sẽ góp phần  tăng sự hài lòng của bệnh nhân và góp phần trong quá trình hội phục của người bệnh. Đây còn là nơi nghỉ ngơi của thân nhân người bệnh, một góc riêng để người nuôi bệnh có thể thư giãn và bổ sung năng lượng để cùng người thân chống lại bệnh tật.

Khu vực ăn uống hay còn gọi là căn tin, quán cà phê trong bệnh viện là một khu vực phụ, không phục vụ cho việc khám chữa bệnh nhưng là một khu vực vô cùng cần thiết. Khu vực ăn uống trong bệnh viện thường có diện tích lớn để đáp ứng được số lượng bệnh nhân và thân nhân. 

Theo xu hướng phát triển của dịch vụ y tế, khu vực ăn uống ngày càng được chú trọng và nâng cấp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ở một số bệnh viện, khu vực ăn uống được xây dựng như một nhà hàng với thiết kế sang trọng.

Khu vực căn tin bệnh viện Khu vực căn tin bệnh viện

Khu vực nghỉ ngơi cho thân nhân

Bệnh viện vốn vẫn luôn là một nơi đông đúc và việc đi khám, điều trị bệnh luôn tốn nhiều thời gian, đặc biệt với các trường hợp cần xử lý can thiệp phẫu thuật, tiểu phẫu hoặc nhập viện. Chính vì thế, việc đi nuôi bệnh đã  luôn là một việc gây nhiều mệt mỏi bởi cảnh chen chúc nơi bệnh viện. Từ hiện trạng đó, các bệnh viện đã bắt đầu triển khai các khu vực nghỉ ngơi dành cho thân nhân.

Còn gọi là nhà trọ bệnh viện, phòng chờ thân nhân… Đây là nơi nghỉ chân tạm thời cho người nhà trong thời gian chờ bệnh nhân làm các kỹ thuật điều trị. Khu vực này thường được trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như giường, tủ, bàn, ghế và điện, nước cũng như các trang thiết bị liên lạc như loa, điện thoại. Việc xuất hiện các khu vực nghỉ ngơi cho thân nhân trong bệnh viện đã góp phần giảm tâm lý lo lắng và sự mệt mỏi cho thân nhân người bệnh, đồng thời cũng giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình điều trị bệnh.

Phòng bệnh có khu vực người nhà nghỉ ngơiPhòng bệnh có khu vực người nhà nghỉ ngơi

Khu vực tiện ích phục vụ tập luyện, giải trí, thư giãn 

Việc lưu trú lại bệnh viện trong thời gian dài thường gây bất tiện cho người bệnh bởi sự thiếu thốn về các vật dụng, hình thức giải trí, không gian tù túng dễ sinh tâm lý chán nản, chính vì thế, các khu vực tập luyện, vui chơi, giải trí trong bệnh viện đã được phát triển như một cách giải tỏa tâm lý, tăng cường thể chất cho người bệnh.

Hiện tại, không khó để tìm thấy công viên với các loại máy tập luyện, sân vườn, khu siêu thị, spa và khu vui chơi trẻ em tại các bệnh viện. Điều này không chỉ là sự sáng tạo trong không gian bệnh viện, giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn mà còn tác động giúp nâng cao hiệu quả điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Khu vực giải trí cho bệnh nhân ở bệnh viện Khu vực giải trí cho bệnh nhân ở bệnh viện

4 điều cần lưu ý khi setup không gian phụ trong bệnh viện 

Có thể thấy, dù không phục vụ cho mục đích khám chữa bệnh, các không gian phụ vẫn giữ vị trí quan trọng trong mục đích điều trị của bệnh viện. Như vậy, làm thế nào để thiết kế và xây dựng các không gian phụ hợp lý mà không ảnh hưởng đến thiết kế chung của bệnh viện, cùng iCOM Design 4 quy tắc trong setup không gian phụ cho bệnh viện nhé!

Không gian phụ trong bệnh việnKhông gian phụ trong bệnh viện

Sắp xếp không gian hợp lý 

Các không gian phụ thường có một diện tích khá khiêm tốn, nên việc sắp xếp không gian hợp lý là cực kỳ quan trọng để đảm bảo các hoạt động được diễn ra thuận lợi. Để làm được điều này, các bệnh viện nên có một kế hoạch về lâu dài trong quy hoạch không gian bệnh viện, thiết kế các đường ống, điện, cáp phù hợp với mục đích sử dụng của không gian.

Bên cạnh đó, các không gian phụ là nơi phục vụ cho người bệnh và thân nhân, cần được sắp xếp ở các vị trí độc lập, không lẫn vào các khoa, phòng khác, vị trí dễ tìm, dễ tiếp cận.

Một không gian luôn có những khu vực có mục đích sử dụng khác nhau. Như phòng chờ thân nhân nên chia rõ khu vực nam, nữ, khu vực lưu trú đặc biệt dành cho thân nhân người bệnh nặng, bệnh cấp cứu, quán cà phê cần chia rõ không gian pha chế và không gian cho khách, khu vui chơi trẻ em gồm khu vực cho trẻ và khu vực cho phụ huynh ngồi chờ,… Việc phân chia các khu vực theo nhu cầu sử dụng cùng bản vẽ chi tiết sẽ giúp sắp xếp không gian hợp lý, thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng các dịch vụ.

Sơ đồ công năng bệnh viện Sơ đồ công năng bệnh viện

Sử dụng tối đa công năng của khu vực 

Các khu vực thường có những chức năng khác nhau, việc sắp xếp hợp lý theo khu vực sẽ giúp cho bệnh viện sử dụng tối đa công năng của vị trí địa lý. Như góc tâm linh được đặt ngoài trời, không gian thoáng đãng, yên tĩnh giúp thuận tiện cho việc thờ cúng, khói nhang cũng như phòng chống cháy nổ. Khu vực ăn uống được tích hợp trong khuôn viên bệnh viện, thường ở vị trí dễ tìm thấy và vị trí thuận tiện cho các bệnh nhân lớn tuổi, chấn thương, tàn tật thuận tiện di chuyển. Khu vực nghỉ ngơi cho thân nhân thường được bố trí gần các phòng mổ, phòng hồi sức, thuận tiện cho thân nhân thăm chừng và liên lạc với người nhà. Các khu vực vui chơi, giải trí khác thường được bố trí ở khu khuất hơn, thường phía sau bệnh viện để tránh sự ồn ào và đông đúc nhưng vẫn đảm bảo an ninh cho người bệnh.

Tối ưu công năng đồ nội thất – hiệu quả tối đa 

Mỗi khu vực thường có một đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau, việc lựa chọn và phối hợp đồ nội thất phù hợp sẽ thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng các dịch vụ. Tuy nhiên, tất cả đồ nội thất phải đảm bảo các tiêu chí về độ bền, màu sắc phù hợp, công năng phù hợp với mục đích sử dụng, linh hoạt trong thay đổi và mở rộng không gian cũng như bố trí tối giản, không có đồ nội thất thừa và luôn đáp ứng được xu hướng xanh – sạch – đẹp theo hướng phát triển hiện đại.

7 gợi ý cần lưu ý trong thiết kế nội thất cho bệnh viện

Dễ dàng chăm sóc và bảo dưỡng 

Một đặc điểm của các khu vực phụ là được sử dụng khá thường xuyên bởi lượng bệnh nhân và thân nhân của bệnh viện, bên cạnh đó, một số khu vực được xây dựng ở ngoài trời, sự ảnh hưởng của thời tiết sẽ làm cho vật liệu và đồ nội thất dễ xuống cấp. Chính vì thế, chọn chất liệu phù hợp với môi trường là một điều quan trọng để tăng thời gian sử dụng của khu vực.

Về thiết kế, nên hạn chế các chi tiết, hoa văn cầu kỳ vì sẽ khó tẩy rửa, làm sạch. Các thiết kế trơn, láng, ít góc cạnh sẽ tiết kiệm thời gian và nhân lực cho bệnh viện trong việc bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ.

Vệ sinh bệnh viện

Vệ sinh bệnh viện

Lời khuyên khi lựa chọn dịch vụ thiết kế các không gian bệnh viện 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công không gian cho bệnh viện. Để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, một số tiêu chí cần xem xét như sau:

Chọn đơn vị thiết kế có kinh nghiệm và uy tín

Chọn công ty với đội ngũ thiết kế có kinh nghiệm sẽ giúp cho bệnh viện được tư vấn chi tiết về cách bố trí không gian, phân chia khu vực, chọn concept phù hợp và đảm bảo tiến độ thi công.

Dịch vụ trọn gói, chất lượng

Sau khi đã chọn được mẫu thiết kế phù hợp, việc chọn lựa một đơn vị thực hiện trọn gói bao gồm thi công và trang bị các vật dụng, đồ nội thất cho khu vực sẽ đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của thiết kế cũng như tiết kiệm thời gian cho bệnh viện.

Đơn vị thiết kế trọn gói không gian bệnh viện iCOM Design

Xem xét chính sách bảo trì, bảo dưỡng về sau

Theo sự phát triển lâu dài của bệnh viện, một công ty cam kết về chất lượng là một điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc bảo trì, bảo dưỡng cho công trình, nội thất trong khu vực là một việc phải làm định kỳ, vì thế nên lưu ý chi tiết này khi lựa chọn nhà cung cấp, đảm bảo công trình luôn được chăm chút và bảo dưỡng sạch đẹp.

Trên đây là một số gợi ý iCOM Design gửi đến quý khách hàng, để được tư vấn chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ iCOM Design để được tư vấn chi tiết. Đội ngũ thiết kế và thi công chuyên nghiệp của iCOM luôn sẵn sàng để phục vụ Quý khách hàng.

Nội dung

6 gợi ý khi bố trí không gian chăm sóc sức khỏe

Bố trí không gian chăm sóc sức khỏe cần tuân thủ những quy tắc trong thiết kế bệnh viện, phòng khám. Không chỉ ở chất lượng dịch vụ, chuyên môn, niềm...
Quầy lễ tân Đa Khoa

Xây dựng hình ảnh, thương hiệu bệnh viện, phòng khám từ không gian nội thất

Thương hiệu bệnh viện đang ngày càng được nâng cao theo xu hướng phát triển của ngành y tế, với sự xuất hiện của các bệnh viện tư nhân, không...
Thiết kế phòng khám Nhi

Những lưu ý khi thiết kế phòng khám nhi

Phòng khám Nhi là gì? Phòng khám chuyên khoa Nhi hay còn gọi là phòng khám nhi, là phòng khám dành riêng cho đối tượng trẻ em. Được xây dựng...

Xây dựng không gian VIP bệnh viện phục vụ khách hàng cao cấp

Tại sao lại cần có không gian VIP bệnh viện? Không gian VIP bệnh viện được phát triển để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt...